Hư thực về phương pháp massage cá?

Hỏi: Gần đây có quảng cáo về một phương pháp dùng cá để massage chữa rất nhiều bệnh với một lần “trị liệu” 30 phút, có giá là trên 300.000 đồng. Xin hỏi phương pháp này có nguồn gốc từ đâu. Giá trị chữa bệnh như thế nào?
Lê thị Phương Hạnh (Hà Nội)

Đáp: Phương pháp massage bằng cá rỉa da, chỉ mới xuất hiện gần đây ở một số nước. “Doctor fish là một giống cá xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ, có tên Garra Rufa. Chúng trở nên nổi tiếng, sau khi có bài báo khoa học ghi nhận miệng cá có dịch tố trị bệnh ngoài da. Tuy nhiên, vì Garra Rufa là loài cá hiếm, nên Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm khai thác thương mại. Quy trình nuôi chúng rất khó khăn tốn kém, nên trên thực tế, chúng không đáp ứng nhu cầu massage cho thị trường châu Á. Một số công ty kinh doanh massage ở Trung Quốc đã dùng một loài cá khác, có tên chin chin, thay thế với giá thành rẻ hơn. Cá chin chin thực ra là loài cá rô phi được nuôi làm thực phẩm. Các công ty Trung Quốc đã chọn lấy những con cá rô phi con, bỏ đói để chúng trở nên hiếu động, khi gặp da chân, sẽ rỉa và ăn. Từ đó tạo cảm giác giống như được cá massage. Hiện các điểm massage bằng rô phi này đã bị khách hàng tẩy chay, vì giả danh doctor fish, và có thể gây nguy hiểm cho da.

Việc cho cá rỉa các tế bào chết trên da, có thể có tác động lên dây thần kinh cảm giác ngay dưới da, tạo cảm giác dễ chịu, giảm stress. “Nhưng không nên ngộ nhận đó là một kiểu massage trị liệu để trị bệnh, bởi cá rỉa chỉ tác động nhẹ ngoài da, chứ không như phương pháp bấm huyệt. Không điều hoà được khí huyết, tạo cân bằng âm dương, thu hẹp tà khí gây bệnh tật, thì không thể có tác dụng trị bệnh. Ngay cả với cá Garra Rufa, cũng cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa, mới có thể kết luận tác dụng của nó. Hiện chỉ mới có một nghiên cứu từ chính nơi phát hiện ra nó, thì cũng chưa thật sự khách quan”.

Theo BBC và nhật báo Calitoday (Mỹ), sau khi tiến hành kiểm tra vệ sinh và xét nghiệm mẫu nước ở các dịch vụ cho cá rỉa da, nhận thấy không thể nào vô trùng cá, và dụng cụ hành nghề một cách an toàn tuyệt đối, đầu tháng 10.2008, hai bang Washington và Texas của Mỹ đã cấm dịch vụ này hoạt động.
PGS-TS Võ Thanh Tịnh

2 comments:

  1. Theo tôi nếu muốn mát sa theo kiểu này thì cứ mua cá về nuôi ở bể, thỉnh thoảng tự mát sa là yên tâm nhất.

    ReplyDelete
  2. Không biết có chữa được bệnh không hay lại rước họa vào thân thì khổ...

    ReplyDelete

Powered by Blogger.